Trong những cuộc đánh giá đồng hồ, anh em sẽ nghe nhiều tới những vấn

Trong những cuộc đánh giá đồng hồ, anh em sẽ nghe nhiều tới những vấn

Case đồng hồ là gì? và những thông tin bạn cần biết

Case đồng hồ là gì?

Chắc hẳn anh em cũng đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này bằng cách sử dụng goole dịch hay sử dụng từ điển, tuy nhiên thì đáp án thường thấy là: “trường hợp”, “tình cảnh”, “thùng đựng hàng hoá”, … và đọc lên đã thấy chẳng liên quan gì tới đồng hồ vì đây là nghĩa của từ case trong đời sống hàng ngày còn trong ngành sản xuất đồng hồ thì khác.

Case trong chế tác đồng hồ là thuật ngữ dùng để biểu thị cho lớp vỏ đồng hồ. Anh em hãy quan sát hình minh hoạ dưới đây để có thể xác định được bộ phận cũng vô cùng quan trọng của một chiếc đồng hồ.

>>> Khám phá ngay giá đồng hồ đeo tay chính hãng tại ShopWatch

case đồng hồ là gì

Liên quan tới case đồng hồ thì còn nhiều thuật ngữ khác như: Case size, Case back, Case number.

Case size: là thuật ngữ dùng để chỉ kích thước đồng hồ. Kích thước này là đường kính mặt đồng hồ, được cả phần vỏ đồng hồ. Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc chọn đồng hồ, giúp người mua chọn được mẫu đồng hồ phù hợp với cổ tay.

Case back: trong chế tác đồng hồ, cụm từ này có nghĩa là nắp lưng, mặt sau của vỏ đồng hồ. Bộ phận này có thể tháo – lắp để chỉnh sửa bộ máy đồng hồ. Hiện nay, có 4 loại nắp lưn thường gặp:

– Nắp đáy cậy: loại nắp này có độ chống nước trung bình, tuy nhiên thì trên một số mẫu cao cấp thì độ chống nước cũng đáng kinh ngạc.

– Nắp đáy xoay: loại nắp này có ren xoay và khả năng chống nước tốt.

– Nắp đáy bắt vít: loại này thường gặp ở những chiếc đồng hồ máy Quart thuộc phân khúc giá rẻ, có khả năng chống nước trung bình.

– Nắp đáy kính: loại nắp đáy này được làm bằng kính, trong suốt, có thể nhìn thấy bộ máy bên trong, được vặn ren hoặc ép gioăng. Anh em dễ dàng bắt gặp loại này ở những chiếc đồng hồ cơ.

case đồng hồ

 Case number: mỗi một vỏ đồng hồ đều được khắc một dải số để thuận tiện cho việc kiểm tra và phân biệt đồng hồ. Dãy số này được gọi là case number.

Case đồng hồ có những hình dạng nào?

Hình dáng của case đa phần giống với hình dáng mặt số, hình dạng case mà anh em thường xuyên bắt gặp đó chính là hình tròn. Ngoài ra, case còn có các hình dạng: hình lục giác, hình ovan, hình vuộng, hình cữ nhật, … và những hình dạng đặc biệt, độc đáo mà không thể xếp chúng vào loại hình học nào.

Dù có ở hình dạng nào case đồng hồ đều đảm nhiệm 2 chức năng chính, đó là: bảo vệ bộ máy bên trong khỏi những tác động bên ngoài và đem lại tính thẩm mỹ cho người đeo.

Chất liệu của case đồng hồ

Chất liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một case đồng hồ, nó không chỉ quyết định tới giá thành, tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ bộ máy đồng hồ. Vậy vỏ đồng hồ được là từ những chất liệu nào? vỏ sử dụng chất liệu nào thì bền, đẹp?

Thép không gỉ 316L

Đây là chất liệu được sử dụng nhiều nhất trong chế tác đồng hồ bởi không bị ăn mòn khả năng kháng từ tính tốt và giá thành rẻ.

Thành phần của loại thép này gồm: Crom, Niken, Molipden, Nito … Hỗn hợp các chất này được nung ở nhiệt độ từ 4500C đến 8500C để loại bỏ Cacbon và các tạp chất. Chính vì thế mà ngoài những đặc điểm trên, thép 316L còn có có độ bền cao và ít bị biến màu theo thời gian.

vỏ đồng hồ

Thép 904L

Nếu như thép 316L được gọi là thép chống gỉ thì 904L được mệnh danh là chất liệu kháng ăn mòn kể cả khi tác dụng với axit, ngoài ra thì 904L cũng cứng hơn 316L rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này đó chính là thành phần Crom, Niken, Molipden trong 904L có tỉ lệ nhiều hơn so với 316L.

Dù có khả năng vượt trội nhưng chất liệu này chỉ được thấy trên những mẫu đồng hồ Rolex bởi vì chế tác ra chất liệu này cần đòi hỏi kỹ thuật luyện kim phức tạp. Hơn nữa, công nghệ để tạo ra 904L vẫn được Rolex độc quyền từ năm 1985 cho đến nay.

Titan

Từ những năm 1970, titan đã được nhiều hãng đồng hồ lựa chọn để là case bởi nó không chỉ có những ưu điểm của thép 316L mà nó còn nhẹ hơn, cứng hơn 316L gấp 5 lần. Chính vì thế, chất liệu này thường được sử dụng cho những đồng hồ phải chịu sự khắc nghiệt của môi trường.

case đồng hồ titan

Những mầu đồng hồ đầu tiên sử dụng case chất liệu này đó là đồng hồ lặn trong quân đội mà hai cái tên đi đầu trong việc sử dụng titan đó là Seiko và IWC.

Ngày này, chất liệu này đã được sử dụng trên nhiều mẫu đồng hồ. Tuy nhiên thì những mẫu đó toàn là hàng cao cấp và có giá không hề rẻ.

Các chất liệu khác

Ngoài 3 chất liệu chính trên, case đồng hồ còn được làm từ gốm chống xước, cao su hay nhựa cao cấp.

Đối với gốm chống xước: Chất liệu này có ưu điểm bền màu, nhẹ, khả năng chống ăn mòn tốt nhưng nhược điểm của chất liệu này là rất dễ vỡ khi va đập mạnh. Chính vì thế mà chất liệu này không được sử dụng rộng rãi.

Cao su và nhựa cao cấp: ưu điểm của 2 chất liệu này đó là độ bền, tính đàn hồi, khả năng chống va đập và khả năng kháng nước. Chính vì thế mà 2 chất liệu này thường được là case cho những chiếc đồng hồ lặn.

Kết thúc bài viết tại đây, chắc hẳn anh em đã có câu trả lời cho thắc mắc “Case đồng hồ là gì?” và đã có thêm nhiều kiến thức liên quan tới Case đồng hồ. Nếu còn những thắc mắc liên quan tới đồng hồ, anh em hãy để lại lời nhắn dưới bình luận hoặc gọi điện tới hotline 097.559.2299 để được giải đáp.